Bệnh ngủ ở cá Koi

Bệnh ngủ ở cá Koi còn được gọi là virut phù cá chép là bệnh rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá. Căn bệnh này xuất hiện với một số loại vi khuẩn và kí sinh trùng xuất hiện ở trên da, trên mang hoặc trong nội tạng của cá.

Căn bệnh này xuất hiện ở Nhật Bản năm 1970, sau đó xuất hiện ở các nước Pháp, Đức và Hà Lan. Khi mắc bệnh này, cá Koi có thể sẽ bị chết, tỷ lệ lên tới hơn 80%.

Tác nhân gây bệnh và biểu hiện
Virus gây phù cá chép (carp edema virus/CEV) còn được biết đến với cái tên bệnh ngủ ở cá chép (Koi sleepy disease/KSD), là một bệnh truyền nhiễm trên cá Koi được báo cáo lần đầu tiên tại Nhật Bản từ những năm 1970 sau đó lan rộng ra toàn cầu do vấn đề buôn bán cá Koi khắp thế giới. Trong nhiều năm, bệnh này được miêu tả là căn bệnh chỉ xuất hiện trong các trại cá của Nhật Bản, dấu hiệu bệnh lâm sàng thường thấy ở các trại với điều kiện dễ gây stress cho cá, ở nhiệt độ từ 15oC đến 25oC, thường là khi cá chuyển từ ao bùn sang ao bên tông Cá bị nhiễm bệnh thường nằm dưới đáy hồ, nằm nghiêng hoặc ngửa, mệt mỏi. Các triệu chứng điển hình của cá bị bệnh là mắt bị trũng xuống, thay đổi sắc tố da, mang bị sưng… Bệnh ảnh hưởng đến các mô mang làm cản trở khả năng trao đổi oxy của cá nhiễm bệnh. Kiểm tra mẫu bệnh bằng kính hiển vi điện tử phát hiện nguyên nhân gây bệnh là một loại virus thủy đậu ảnh hưởng trực tiếp đến DNA. Vì bệnh gây ra thêm rất nhiều các bệnh nhiễm trùng thứ cấp lên rất khó để phát hiện ra và chẩn đoán CEV, làm tỷ lệ tử vong ở cá lên đến hơn 80% đến 100%.

Sự lây lan của bệnh liên quan đến nhiều lý do: nuôi cá thâm canh, buôn bán trao đổi cá Koi khắp thế giới, các động vật mang mầm bệnh, mầm bệnh lan truyền từ ao này sang ao khác… Nhiệt độ nước và căng thẳng ở cá là hai trong số các tác nhân được chấp nhận phổ biến nhất cho sự khởi phát của bệnh. Virus được phát hiện nhiều nhất trên mang cá, và phổ biến ở những con được chuyển từ ao bùn sang hồ bê tông hoặc ngược lại (một sự thay đổi lớn về môi trường sống). Cho đến nay, chỉ có loài cá chép được biết là bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này, các loài cá khác có thể đóng vai trò là vật mang mầm bệnh và làm lây lan bệnh. Cá koi chưa trưởng thành khi mắc bệnh có xu hướng nổi trên mặt nước, ngược lại cá trưởng thành thường nằm dưới đáy.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh ngủ ở cá Koi

Tăng nhiệt độ nước
Hầu hết các ca nhiễm CEV đều được báo cáo là xảy ra ở ngưỡng nhiệt độ từ 15oC đến 23oC. Khoảng nhiệt dưới hoặc trên có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Nếu phát hiện cá mới bị nhiễm bệnh, có thể thay đổi nhiệt độ nước hồ trong vài ngày để tránh gây sốc cá, thường là tăng nhiệt độ lên sẽ tốt hơn là hạ thấp nhiệt độ xuống, vì koi dễ stress ở nhiệt độ thấp và có thể mắc thêm các bệnh khác. Nếu hồ của bạn quá lớn hoặc cá nhỏ, có thể tách riêng đưa lên bồn, tank để tiện trong quá trình nâng nhiệt và theo dõi tình trạng của cá.

Sử dụng muối
Muối có thể được sử dụng bằng phương pháp ngâm hoặc tắm. Với phương pháp ngâm, nồng độ muối khuyến cáo từ 0.6%-0.7%, không nên đánh quá cao vì có thể vượt qua ngưỡng chịu đựng của cá Koi, duy trì nồng độ từ 5-7 ngày. Tắm muối với nồng độ 3% trong thời gian từ 3-4 phút, không tắm quá giới hạn chịu đựng của con cá. Mặc dù các nghiên cứu chỉ ra dùng muối không loại bỏ hoàn toàn được virus nhưng cải thiện được sức khỏe của cá trong và sau quá trình sử dụng, tăng khả năng chống chịu virus qua đó làm giảm tỷ lệ chết ở cá.

Điều trị các bệnh truyền nhiễm do nhiễm khuẩn, kí sinh trùng

Các tác nhân vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh trên cá thường gây ra các vết thương hở, vết loét trên mình cùng với stress khi cá bị bệnh thường tạo điều kiện để virus CEV xâm nhập và gây bệnh trên cá. Và việc phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, nếu thấy đàn có vấn đề về nhiễm khuẩn hoặc kí sinh cần phải tiến hành xử lý càng sớm càng tốt. Có thể cho ăn thêm các chế phầm giúp tăng đề kháng cho cá như các loại khoáng, vitamin C… Với một số bệnh kí sinh trùng có thể cho ăn theo định kỳ, thường là trước mùa đông và đầu mùa xuân.

Bảo trì hồ tốt
Để ngăn chặn sự hình thành và phát triển của bệnh, bạn nên kiểm tra chất lượng nước thường xuyên để biết được pH, Oxy, nồng độ của các chất amoni, nitrit, nitrat và nhiệt độ nước. Đảm bảo hệ thống tuần hoàn hoạt động bình thường và nên vệ sinh định kỳ hệ lọc của hồ để loại bỏ toàn bộ phân thải sau một thời gian nuôi cá. Việc thay nước cũng nên tiến hành hàng ngày, tốt nhất là thay nước theo kiểu nhỏ giọt để lúc nào cũng có nước mới vào trong hồ của bạn. Các loại rác trong hồ như hoa, lá rụng cũng phải được dọn sạch kịp thời, không nên cho ăn thừa, tránh để thức ăn phân hủy trong hồ làm nước xấu đi, tạo môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

Mật độ cá
Mật độ cá quá dày có thể gây ra các vấn đề làm suy giảm khả năng phòng vệ của cá và dễ bị bệnh ngủ của cá hơn. Việc có nhiều cá quá sẽ dẫn đến chất thải nhiều, nhiều chất dinh dưỡng, không gian sống hạn chế, cá dễ stress và làm tăng nguy cơ cá nhiễm bệnh. Nếu mật độ cá đang dày và bạn cảm thấy hồ có nguy cơ nhiễm bệnh ngủ thì cần phải giảm mật độ ngay. Thêm vào đó, áp dụng quy trình cách ly cá mới về cũng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ngủ ở cá.

Thực tế, nuôi cá Koi còn xuất hiện rất nhiều các bệnh nguy hiểm khác, để đảm bảo an toàn cho đàn cá Koi của bạn, bạn cần chú ý đến chúng mỗi ngày, nếu thấy dấu hiệu bất thường hãy liên hệ với Koilover Fish Farm để được tư vấn chính xác và nhanh chóng.

Các tin liên quan

error: Content is protected !!